Không cần có card màn hình rời, vẫn có thể chiến được DOTA 2, CS:GO và thậm chí là cả Overwatch nữa. Bạn có tin không?
Bạn đang đau đầu vì không có card màn hình để chơi game , đừng lo, bạn vẫn có thể chiến tốt những tựa game cực chất này với chiếc card màn hình Onboard của mình.
1) Civilization VI
Video đang HOT
Đang xem: Game offline không cần card màn hình
Sản phẩm mới nhất của dòng Civilization được ra mắt vào tháng 10/2016. Tuy sở hữu nội dung đồ sộ nhưng yêu cầu về đồ họa của game này lại không quá hóc búa. Không cần đến những chiếc card màn hình rời đắt đỏ, bạn vẫn có thể chơi tốt Civilization VI với Intel HD 500 (ở mức thấp) hoặc Iris Pro Graphics 580 (ở mức trung bình).
2) Owlboy
Owlboy là tựa game platformer với nền đồ họa 2D nói về hành trình của Otus, một cậu bé câm nửa người – nửa cú, giúp đỡ ngôi làng của mình chống lại bọn không tặc.Đôi cánh là vũ khí lợi hại của Otus, cậu có khả năng bay lượn hay tấn công quái vật bằng đôi cánh của mình. Có thể nói, bay là cơ chế chính khi chơi Owlboy, bạn có thể điều khiển nhân vật bay đến bất kì nơi nào bạn muốn, miễn là nơi đó không có vật cản. Với một tựa game 2D, card màn hình rời có lẽ là điều không cần thiết.
3) Dishonored
Vào năm 2012, Dishonored là một thách thức với các hệ máy PC cùng thời. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, bài toàn này đã không còn hóc búa như xưa. Với những card đồ họa Onboard Intel HD 5xx hoặc 6xx, bạn đã có thể chiến tốt được tựa game này ở các cài đặt trung bình hoặc thấp mà không gây ra bất kỳ phiền toái nào.
4) Bioshock Infinite
Tương tự như Dishonored, Bioshock Infinite là một thứ gì đó quá tầm với thế hệ máy tính cũ không có card màn hình rời. Tuy nhiên, từ thế hệ card Onboard Intel Iris Pro Graphics 580 (được tích hợp trên CPU Core i5-6350HQ), bạn đã có thể trải nghiệm được tựa game này khá ổn định ở khung hình 30fps.
5) Overwatch
Nghe qua thì có vẻ vô lý tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chiến tốt Overwatch mà không cần đến card màn hình rời. Tương tự như Bioshock Infinite, với thế hệ card Onboard Intel Iris Pro Graphics 580 trở lên, bạn có thể chơi Overwatch ổn định ở mức khung hình 30fps.
6) DOTA 2
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn tưởng DOTA 2 là tựa game đòi hỏi cấu hình nặng. Điều này đúng, tuy nhiên đó chỉ là trường hợp bạn muốn chơi game ở mức đồ họa cao nhất. Ngược lại, ở các mức đồ họa thấp hơn, DOTA 2 cũng không phải là sát thủ phần cứng như nhiều người lầm tưởng. Muốn chơi ổn định ở mức 30 fps, bạn chỉ cần một chiếc card Onboard Intel HD 5300 là đủ (được tích hợp trên Core i3-6100H). Mặc dù vậy, vì là một game đòi hỏi khả năng xứ lý tình huống nhanh, một lời khuyên là các bạn nên chơi DOTA 2 ở mức 60fps. Để đạt được điều này, một chiếc card màn hình rời là điều cần thiết.
7) CS:GO
Thêm một sản phẩm nữa của Valve xuất hiện trong bản danh sách này, đó chính là Counter-Striker: Global Offensive (CS:GO). Với Intel HD 500 series, bạn sẽ có thể chơi ở tốc độ khung hình 60fps (đương nhiên là trên nền đồ họa trung bình và thấp).
8) League of Legend
Với DOTA 2 cũng đã có thể chơi được trên card đồ họa Onboard thì League of Legend (LoL) gần như là điều hiển nhiên. Hầu hết các dòng card Onboard được tích hợp trên CPU Core i3, i5, i7 đều có thể chiến tốt tựa game này. Điều quan tâm cuối cùng của bạn chỉ là luôn giữ đường truyền Internet ổn định để không bị mất kết nối mà thôi.
Theo GameK
7 game cấu hình siêu nhẹ mà chơi vẫn tốt dành cho game thủ không có điều kiện sắm PC ngon
Với những tựa game này, bạn sẽ không bao giờ phải lo nghĩ về cầu hình máy tính của mình.
1) Civilization 5
Nếu đã là fan của thể loại game chiến thuật thời gian thực, chắc hẳn bạn không thể không biết tới dòng game Civilization của hãng Firaxis Games. Với quy mô bản đồ rộng lớn, trò chơi cho phép người chơi gắn bó với thành phố của mình từ thuở hồng hoang cho tới khi phát triển hiện đại vươn ra tầm vũ trụ.
Phát hành vào năm 2010, Civilization V được coi là một trong những phiên bản thành công nhất của toàn bộ series. Game gồm 18 quốc giá là 18 đặc trưng vô cùng riêng biệt. Mỗi đế chế đều có những ưu, nhược điểm khác nhau mà nếu khám phá hết thì người chơi sẽ phải mất hàng tháng trời nghiên cứu. Trong bối cảnh nhiều đối thủ khác đang vất vả xoay sở để tìm chỗ đứng, Civilixation vẫn đang vững vàng tiến bước trên con đường khẳng định vị thế số 1 của mình trong thể loại game chiến thuật.
2) Stardew Valley
Stardew Valley không chỉ là việc xây dựng trang trại đơn thuần. Nó còn là cả một không gian để mô phỏng lại những kết nối của bạn với thế giới xung quanh. Nó dạy bạn cách làm thế nào để xây dựng một mối quan hệ cộng đồng. Nhấn mạnh nhiều hơn vào sức mạnh của những thứ đơn giản như câu nói “xin chào !”. Trên tất cả, đây là một tựa game tuyệt vời để khám phá và thưởng thức.
3) Minecraft
Minecraft là một trò chơi điện tử độc lập trong một thế giới mở. Ban đầu nó được tạo ra bởi lập trình viên người Thụy Điển Markus “Notch” Persson và sau đó được phát triển và phát hành bởi Mojang. Khả năng sáng tạo và xây dựng Minecraft cho phép người chơi xây dựng các công trình bằng cách xây các khối kết cấu trong một thế giới 3D. Các hoạt động khác trong game bao gồm tìm kiếm, thu thập tài nguyên, chế tạo và chiến đấu. Với Minecraft, một chiếc máy tính tầm trung cũng có thể chiến tốt (miễn là bạn không dùng các mod phức tạp là được).
4) Hearthstone
Tựa game thẻ bài nổi tiếng của Blizzard chính là vị trí thứ 4 trong danh sách này. Với lối chơi đơn giản những hấp dẫn, Hearthstone đã chiếm được cảm tình của hàng triệu người hâm mộ. Xét về cấu hình của trò chơi này, bạn hoàn toàn yên tâm khi gần như mọi PC đều có thể chiến được tốt. Thậm chí không cần có PC, bạn vẫn có thể chơi nó trên các thiết bị di động.
5) Owlboy
Owlboy là tựa game platformer với nền đồ họa 2D nói về hành trình của Otus, một cậu bé câm nửa người – nửa cú, giúp đỡ ngôi làng của mình chống lại bọn không tặc.Đôi cánh là vũ khí lợi hại của Otus, cậu có khả năng bay lượn hay tấn công quái vật bằng đôi cánh của mình. Có thể nói, bay là cơ chế chính khi chơi Owlboy, bạn có thể điều khiển nhân vật bay đến bất kì nơi nào bạn muốn, miễn là nơi đó không có vật cản.
6) Duelyst
Được mệnh danh là game online thẻ bài “buộc phải chơi”, Duelyst là một trong những sản phẩm hot nhất hồi đầu năm 2016 này khi mở cửa miễn phí. Dễ dàng có thể nhận ra rằng đồ hoạ của DUELYST không lung linh đẹp đẽ như các game online đời mới và cách chơi cũng đi theo hướng cổ điển kiểu turn-base kết hợp thẻ bài, đòi hỏi gamer phải tính toán từng bước di chuyển đánh đấm chứ không phải kiểu hành động lao vào “chém” cho đã tay. Rõ ràng đây là một sản phẩm khá kén người chơi, song đối với những ai đã nhận ra niềm vui và giá trị của game thì lại rất khó bỏ.
7) Endless Legend
Lối chơi của Endless Legend vẫn dựa trên nền tảng của nhiều game chiến thuật lão làng trước đó. Trong suốt hành trình khám phá bản đồ, bạn có thể xây dựng thêm các căn cứ để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Sau khi phát triển đến một mức nào đó, bạn có cơ hội kết giao với các thế lực khác, tận dụng mọi sự giúp đỡ cần thiết để đẩy mạnh giao thương, mục tiêu cuối cùng là xây dựng một đế chế hùng mạnh và thôn tính những kẻ yếu hơn.
Theo GameK
Game chiến thuật hay nhất năm 2016 “Civilization VI” đã có phiên bản miễn phí trên Steam Đây là cơ hội không thể tốt hơn để game thủ có thể trải nghiệm trò chơi này mà không tốn một đồng phí nào. Như các bạn đã biết, vào tháng 10/2016, tựa game chiến thuật thời gian thực Civilization VI đã chính thức ra mắt cộng đồng game thủ trên toàn thế giới. Được biết, đây là phần 6 của dòng…